Các loại thị thực Thị thực

Thị thực nhập cảnh Brazil trong một hộ chiếu công dân Hoa Kỳ, có con dấu nhập cảnh từ Brazil, Pháp và Hoa KỳThị thực du lịch của Trung Quốc.

Mỗi quốc gia thường có nhiều loại thị thực với tên khác nhau. Các loại thị thực phổ biến nhất bao gồm:

Theo mục đích

Thị thực quá cảnh

Để đi qua một quốc gia trên đường đến một quốc gia khác. Hiệu lực của thị thực quá cảnh thường được giới hạn trong khoảng thời gian ngắn khoảng vài tiếng đến mười ngày tuỳ theo kích thước của quốc gia hoặc lịch trình cụ thể của chuyến quá cảnh.

  • Thị thực quá cảnh sân bay, được yêu cầu bởi một số quốc gia để quá cảnh tại sân bay kể cả không đi qua kiểm tra hải quan.
  • Thị thực thành viên tổ, người làm hoặc người lái, được cấp cho nhân viên làm trên máy bay, tàu khách, tàu, xe tải, xe buýt và bất cứ phương tiện giao thông quốc tế nào, hoặc tàu đánh cá trên hải phận quốc tế.

Thị thực ngắn hạn hoặc cho du khách

Đối với các chuyến ghé thăm ngắn hạn đến các quốc gia. Nhiều quốc gia phân biệt mục đích chuyến đi, như là:

  • Thị thực riêng tư, cho mục đích riêng tư với thư mời từ công dân của quốc gia được ghé thăm.
  • Thị thực du lịch, dành cho một khoảng thời gian giới hạn với mục đích du lịch, không áp dụng với người đi công tác.
  • Thị thực với mục đích y tế, để đi khám hoặc chữa bệnh tại bệnh viện của quốc gia được ghé thăm.
  • Thị thực công tác, để làm việc tại quốc gia được ghé thăm. Loại thị thực này không bao gồm làm việc lâu dài, trong tường hợp đó phải xin thị thực làm việc.
  • Thị thực du lịch và làm việc, dành cho người đến các quốc gia có các chương trình du lịch và làm việc, cho phép những người trẻ tuổi làm việc tạm thời trong khi đi du lịch.
  • Thị thực vận động viên hoặc nghệ sĩ, được cấp cho vận động viên và nghệ sĩ biểu diễn (và nhân viên hỗ trợ họ) để tham gia thi đấu, biểu diễn hòa nhạc, tham gia sự kiện.
    • Thị thực trao đổi văn hóa, thường được cấp cho người tham gia các chương trình trao đổi văn hóa.
  • Thị thực tị nạn, được cấp cho người chạy trốn khỏi hiểm họa như khủng bố, chiến tranh hoặc thảm họa thiên nhiên.
  • Thị thực hành hương: loại thị thực này chủ yếu được cấp cho người ghé năm những địa điểm tôn giáo, ví dụ như Ả Rập Xê Út hoặc Iran, và tham gia những buổi lễ tôn giáo đặc biệt. Loại thị thực này thường được cấp khá nhanh với giá rẻ; tuy nhiên; những người sử dụng thường được giới hạn phải đi theo nhóm. Ví dụ tốt nhất là thị thực Hajj để đến Ả Rập Xê Út.[1]

Thị thực dài hạn

Thị thực có hiệu lực dài hơn nhưng vẫn có giới hạn:

  • Thị thực học sinh (F-1 tại Mỹ), cho phép người sở hữu học tại một học viện hoặc trường đại học tại quốc gia cấp thị thực. Thị thực F-2 cho phép những người phụ thuộc vào học sinh được phép đi cùng đến Mỹ.
    • Thị thực nghiên cứu, dành cho học sinh tham gia nghiên cứu tại quốc gia cấp thị thực.
  • Thị thực làm việc tạm thời, dành cho người được cấp phép làm việc tại quốc gia cấp thị thực. Loại này thường khó xin hơn và có hiệu lực dài hơn thị thực công tác. VÍ dụ là thị thực H-1Bthị thực L-1 của Mỹ.
  • Thị thực định cư, được cấp cho người định cư lâu dài tại quốc gia cấp. Tại một số quốc gia, như New Zealand, định cư lâu dài là một bước cần thiết trước khi chuyển lên mức thường trú.
  • Thị thực trú ẩn, được cấp cho người phải chịu đựng hoặc lo sợ khủng bố trong quốc gia của họ do những hoạt động chính trị hoặc ý kiến, tổ chức hoặc cộng đồng; hoặc bị trục xuất khỏi quốc gia của họ.

Thị thực nhập cư

Được cấp cho người muốn nhập cư vào quốc gia cấp (sẽ đạt được trạng thái thường trú trong tương lai):

  • Thị thực vợ/chồng hoặc thị thực đối tác, được cấp cho vợ/chồng, đối tác dân sự của một cư dân hoặc công dân của quốc gia cấp và cho phép đối tác của họ định cư tại quốc gia đó.
  • Thị thực kết hôn, được cấp cho một khoảng thời gian giới hạn để kết hôn hoặc kết hợp dân sự dựa trên bằng chứng quan hệ của công dân tại quốc gia cấp thị thực. Ví dụ, một người phụ nữ Đức muốn cưới người Mỹ phải xin thị thực Fiancée (còn gọi là thị thực K-1) để cho phép cô đến nhập cảnh Mỹ. Thị thực K1 cho phép ở lại 4 tháng kể từ ngày nhập cảnh.[2]
  • Thị thực người nhận lương hưu (cũng được biết đến là thị thực về hưu), được cấp bởi một số quốc gia (Úc, Argentina, Thái Lan, Panama, v.v.), những người chứng tỏ được rằng họ đã có nguồn thu nhập từ quốc gia khác và sẽ không làm việc tại quốc gia cấp thị thực. Có giới hạn độ tuổi với một số trường hợp.

Thị thực công vụ

Được cấp cho công chức đi làm việc cho chính phủ, hoặc đại diện cho một nước tại quốc gia cấp thị thực, như là làm nhiệm vụ ngoại giao.

  • Hộ chiếu ngoại giao thường chỉ dành cho người sở hữu hộ chiếu ngoại giao.
  • Hộ chiếu lịch sự được cấp cho người đại diện cho chính phủ nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế mà không đủ trạng thái nhà ngoại giao nhưng có đủ công trạng, là một hành vi lịch sự- ví dụ là Thị thực mục đích đặc biệt của Úc.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thị thực http://www.britannica.com/EBchecked/topic/908884 http://cms.olympicair.com/timatic/webdocsI/country... http://www.travel.state.gov/visa/immigrants/types/... http://www.immd.gov.hk/eng/services/visas/visit-tr... http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/... https://www.timaticweb.com/cgi-bin/tim_website_cli... https://www.timaticweb.com/cgi-bin/tim_website_cli... https://www.timaticweb.com/cgi-bin/tim_website_cli... https://www.timaticweb.com/cgi-bin/tim_website_cli... https://www.timaticweb.com/cgi-bin/tim_website_cli...